image banner
Năm 2023 đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện nhằm phát triển văn hóa đọc ở trường Tiểu học.
Lượt xem: 1418
“Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện nhằm phát triển văn hóa đọc ở trường Tiểu học.

     I. PHẦN MỞ ĐẦU

          Xây dựng và phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho người học.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, kéo theo là sự lên ngôi của văn hóa nghe – nhìn, văn hóa đọc đang được toàn xã hội quan tâm. Đó là một trong những vấn để then chốt của giáo dục khai phóng, hướng tới năng lực tự học suốt đời của con người. Văn hóa đọc, suy cho cùng là nền tảng quan trọng hình thành giá trị nhân văn, sáng tạo của một quốc gia. Văn hóa đọc chính là cốt lõi của đổi mới giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển xã hội. Phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho người học.

 Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng, việc ngồi đọc một cuốn sách hay đã không còn thu hút mọi người như trước kia nữa và chỉ cần một cái “click chuột” thì vô số thông tin hiện ra trước mắt, mọi người không cần đến thư viện tìm kiếm hoặc ngồi hàng giờ trước một đống sách, báo để tìm kiếm một thông tin nào đó mà họ cần. Yếu tố giúp thư viện hoạt động hiệu quả chính là việc làm sao thu hút nhiều bạn đọc đến đọc và nghiên cứu tài liệu càng tốt. Có như vậy tri thức mới được truyền bá một cách rộng rãi, tài liệu được sử dụng một cách có hiệu quả. Nhưng làm được điều này không dễ bởi hiện nay có quá nhiều các trò chơi giải trí chiếm phần lớn thời gian rảnh rỗi của các em, thu hút các em nhiều hơn là việc đọc sách. Bên cạnh đó nhu cầu đọc, hứng thú đọc của học sinh ngày càng giảm do thư viện không đáp ứng một cách phù hợp và kịp thời: bổ sung sách mới, tài liệu mới, các hình thức phục vụ còn hạn chế… Các em học sinh thường chỉ mấy tiết đầu đọc sách thấy hứng thú, sau đó cảm thấy chán và không muốn đọc tiếp, nhiều em không muốn lên thư viện vì không tìm thấy niềm vui, sự thích thú nữa. Số lượt sách giáo viên và học sinh đến mượn chưa cao. Ngoài ra việc đọc sách của các em học sinh đều mang tính thụ động, thấy thích mắt cuốn sách nào thì đọc, việc nắm bắt thông tin và rút ra bài học kinh nghiệm chưa được chủ động.

Thư viện góp phần bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tìm tòi, tự học, nghiên cứu của giáo viên và học sinh, xây dựng văn hóa trong nhà trường, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây là nơi cung cấp cho bạn đọc các loại: sách giáo khoa, sách tham khảo… phục vụ cho học tập các bộ môn; truyện cổ tích, truyện tranh, các tác phẩm văn học, các cuốn từ điển tra cứu, sách báo, tạp chí, các tài liệu văn bản pháp luật về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước…

Hưởng ứng mạnh mẽ công cuộc đổi mới kể trên, nhà trường đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động đọc thư viện nhằm xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở trường Tiểu học.

II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP

1. Nội dung giải pháp đề xuất

Trước yêu cầu đổi mới của ngành GD&ĐT, trước thực trạng hoạt động đọc thư viện ở trường Tiểu học, nhằm khắc phục những hạn chế đã chỉ ra, tôi đã áp dụng một số biện pháp quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động thư viện nhằm phát triển văn hóa đọc ở trường Tiểu học:

          1.1. Nâng cao nhận thức cho toàn thể giáo viên về sự cấp thiết của việc tổ chức hoạt động đọc thư viện ở trường Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

- Tiếp tục trang bị cho đội ngũ giáo viên, nhân viên các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục; nâng cao ý thức trách nhiệm tổ chức hoạt động đọc thư viện cho học sinh.

- Tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện và
giáo viên.

Đối với nhân viên thư viện: Tham dự tập huấn thường xuyên về nghiệp vụ thư viện do cấp trên tổ chức và sinh hoạt cụm, tự học, bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ.

Đối với giáo viên: Sau khi BGH, cốt cán chuyên môn và nhân viên thư viện được các cấp tập huấn về nghiệp vụ thư viện, nhà trường tổ chức tập huấn lại cho toàn bộ giáo viên toàn trường để giáo viên được nắm bắt và thực hiện trong các họat động liên quan đến thư viện. Như tập huấn về thiết lập thư viện, cách hướng dẫn học sinh tìm sách theo mã màu phù hợp với trình độ đọc; tập huấn về tổ chức tiết đọc thư viện cho học sinh.v.v.

- Tổ chức chuyên đề trường:Khuyến khích phong trào đọc của học sinh thông qua tiết đọc thư viện” nhằm giúp giáo viên trong nhà trường thực hiện có hiệu quả các tiết đọc thư viện để rèn thói quen đọc sách cho học sinh, đồng thời giúp giáo viên nắm chắc các bước dạy, các hình thức tổ chức khi thực hiện tiết đọc thư viện. 

          Trên cơ sở chuyên đề, nhà trường sẽ chỉ đạo giáo viên tổ chức các hình thức đọc phù hợp với đối tượng học sinh để tiết đọc thư viện mang lại hiệu quả tốt hơn.

Xây dựng và phát triển thói quen, hứng thú đọc sách, kích thích nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong học sinh. Giúp học sinh tăng khả năng ghi nhớ cũng như làm quen với các kỹ thuật đọc. Với những câu hỏi phỏng đoán các tình huống xảy ra trong câu chuyện một cách nhẹ nhàng – hình thành cảm nghĩ riêng của bản thân học sinh, tạo dựng được tính chủ động và quan trọng nhất là đẩy mạnh “văn hóa đọc” trong nhà trường.

1.2. Phối hợp chỉ đạo xây dựng thư viện theo mô hình “Thư viện thân thiện”

Nhà trường đã nỗ lực, sát sao chỉ đạo cán bộ giáo viên, phối hợp với cha mẹ học sinh hoàn thiện từng công đoạn và đưa vào hoạt động. Cụ thể:

- Trang trí phòng đọc sách cho học sinh:

 Phòng đọc sách cho học sinh chỉ dành cho các em đến đọc sách, truyện, tra cứu, viết vẽ.... Phòng đọc được sơn màu sáng. Các cửa sổ phải đảm bảo rộng và làm bằng kính để tận dụng tối đa ánh sáng từ ngoài vào. Các mảng tường được vẽ những hình ảnh đẹp mắt, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Như hình ảnh thiên nhiên, cây cối, hoa và các loài thú hoặc những bức tranh có trong các câu truyện các em được đọc. Bố trí những hình ảnh đẹp tạo cho một không gian đọc vừa đẹp và thân thiện. Vì thế khi đến thư viện các em không chỉ được đọc sách mà còn được thưởng thức những cảnh đẹp qua những bức tranh, tạo cho các em tinh thần thoải mái và thích thú khi đến thư viện.

Dưới đây là một số hình ảnh của thư viện thân thiện khu A:

Anh-tin-bai

Phòng đọc được bố trí diện tích ít nhất có thể đặt các kệ sách; có góc tra cứu, góc trò chơi, góc viết vẽ; có đủ không gian để học sinh tham gia các hoạt động: cá nhân, cặp đôi, nhóm; có đủ không gian phục vụ việc mượn trả sách. Trang thiết bị trong thư viện được sắp xếp hợp lý để học sinh dễ dàng di chuyển để chọn sách và vật

 phẩm giáo dục.

Nền thư viện được kết bằng thảm xốp hoặc thảm cỏ, màu sắc đa dạng, tươi tắn; giáo viên và học sinh sẽ tham gia các hoạt động trên nền thảm, tạo một không gian cởi mở, thân thiện.

- Bố trí các góc:

            Góc trò chơi: Góc trò chơi là góc dành riêng cho những học sinh thích chơi các trò chơi như nặn hình hay chơi các trò chơi trí tuệ. Từ các trò chơi, các em sẽ phát triển tư duy tốt hơn và tạo cho các em nhiều hứng thú. Đặc biệt, góc trò chơi khuyến khích học sinh khối 1 khi các em chưa đọc được thì đến thư viện để chơi các trò chơi giáo dục, làm quen với thư viện và hình thành thói quen đến thư viện.
         Góc viết vẽ: Góc viết vẽ dành cho những em yêu thích vẽ lại các nhân vật hoặc viết những đoạn văn, thơ hoặc những cảm nghĩ của các em sau khi đọc một câu truyện. Góc viết vẽ khuyến khích học sinh chia sẻ những cảm xúc khi đọc sách thông qua hình thức viết, vẽ. Góc viết vẽ tạo môi trường thân thiện với học sinh với các sản phẩm do các em tự tạo ra đồng thời xây dựng môi trường văn bản trong thư viện. Những sản phẩm viết, vẽ của các em được trưng bày trên góc viết vẽ để động viên khuyến khích các em. Hình ảnh góc viết vẽ, góc trò chơi:

Góc tra cứu: Góc tra cứu khuyến khích học sinh sử dụng sách tra cứu phục vụ

 học tập vànâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng tra cứu cho học sinh. Góc tra cứu bao gồm một số loại sách từ điển, sách về động vật, thiên nhiên, thế giới và con người.v.v.. khi cần thiết các em đến tra cứu nâng cao kiến thức, hiểu biết hỗ trợ học tập và cuộc sống.

         - Các bảng biểu và nội quy thư viện:

Anh-tin-bai

  Các bảng biểu, nội quy thư viện có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, trangtrí đẹp mắt và đặt đúng vị trí để các em dễ nhìn, dễ đọc và thực hiện. Như bảng hướng dẫn tìm sách theo mã màu, bảng nội quy thư viện, bảng nhắc nhở giữ gìn vệ sinh chung, lịch đọc sách.v.v...Bảng tìm sách theo mã mà bao gồm 6 màu : Xanh lá cây, đỏ, cam, trắng, xanh dương, vàng tương ứng với màu kệ sách và mã màu sách.

Sách được phân loại theo trình độ đọc thông qua hệ thống mã màu, mỗi mã màu sách được trưng bày trên các kệ có màu tương ứng. Có 6 mã màu: xanh lá, đỏ, cam, trắng, xanh dương,vàng tương ứng với các khối lớp. Học sinh được tự lựa chọn sách cho mình.

 Nhìn vào bảng các em dễ dàng tìm sách phù hợp với trình độ đọc của mình. Cụ thế: học sinh lớp 1 đọc sách theo mã màu xanh lá cây, đỏ, cam. Những loại sách này phù hợp trình độ đọc của học sinh lớp 1 bởi vì sách có ít chữ, nhiều tranh dễ đọc. Càng lên lớp lớn hơn, trình độ đọc cao hơn thì các em đọc các sách nhiều chữ, ít tranh và có nội dung khó hơn... như theo bảng hướng dẫn tìm sách theo mã màu.

-  Sắp xếp các kệ: Các kệ sách được sơn theo 6 mã màu phù hợp với từng loại sách phù hợp trình độ đọc của học sinh. Độ cao của kệ vừa phải, dễ trưng bày sách. Khi nhìn màu kệ các em biết ngay kệ đó là trưng bày sách phù hợp trình độ đọc đối với HS.

Anh-tin-bai
                            

Sách thuộc mã màu nào thì được xếp lên kệ có màu đó. Ví dụ sách có mã màu trắng thì xếp lên kệ màu trắng, sách có mã màu xanh thì được xếp lên kệ màu xanh.v.v..để học sinh dễ tìm và trả sách xếp vào màu kệ quy định.

 - Khu vực ngồi đọc của học sinh:

 Khu vực ngồi đọc sách của học sinh là vị trí trung tâm của phòng và khoảng không gian rộng nhất. Khu vực này được trải thảm xốp hoặc thảm cỏ để học sinh ngồi. Các bàn để các em ngồi đọc có chiều cao phù hợp, màu sắc đẹp. Vì vậy các em ngồi đọc với tư thế thoải mái, không bị gò ép; học sinh cũng có thể ngồi ngay trên thảm để đọc sách.

          Được sự kết nối của Thành đoàn, huyện đoàn và Đoàn TN nhà trường, Chi đoàn thanh niên Sở kế hoạch đầu tư Hải Phòng trực tiếp trang trí, hoàn thiện, vận động quyên góp, tặng khu B 1 Thư viện thân thiện với 6 giá sách, nhiều loại sách, truyện, bàn đọc, 1 Ti vi với tổng kinh phí khoảng 50 triệu đồng:

Anh-tin-bai
                                                                       
Anh-tin-bai

 

            1.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị, bổ sung sách truyện cho thư viện

           Bổ sung tài liệu là công đoạn đầu tiên và rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ thư viện. Nếu bổ sung tài liệu không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng sách bị chết hoặc bị lãng quên trong thư viện vì không phù hợp với chương trình của giáo viên cũng như là không phù hợp với lứa tuổi và bậc học của học sinh. Việc xây dựng vốn tài liệu có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau nhưng dù bổ sung bằng cách nào thì việc phải tuân thủ đúng theo danh mục và sách tham khảo dùng cho thư viện trường phổ thông do Bộ giáo dục và đào tạo quy định để xây dựng được vốn tài liệu hạt nhân ban đầu cho thư viện khi nhà trường chưa có kinh phí hỗ trợ, tôi đã áp dụng các phương pháp sau:

        - Vận động giáo viên và học sinh quyên góp sách cho Thư viện: đây là một trong những nguồn sách, báo tài liệu lớn và rất quan trọng giúp cho việc xây dựng kho sách hạt nhân của thư viện ngày càng phong phú hơn. Đối với giáo viên, mỗi người góp từ 3 cuốn sách trở lên cho thư viện. Đồi với học sinh: cán bộ thư viện, GVCN tổ chức tuyên truyền “ góp một cuốn sách để đọc nhiều cuốn sách hay và thú vị hơn”. Vận động các em góp truyện tranh, truyện thiếu nhi, sách tham khảo và các loại sách có nội dung và hình thức phù hợp với lứa tuổi và bậc học của các em: em nào góp từ 5 cuốn trở lên sẽ được tuyên dương trước cờ vào sáng thứ 2 hàng tuần, em nào góp từ 10 cuốn trở lên sẽ  được tuyên dương trước cờ và cấp thẻ thư viện…

- Tổ chức tủ sách vệ tinh bên cạnh kho sách thư viện. Trong giáo viên và học sinh có rất nhiều người có tủ sách cá nhân có nhiều sách, truyện hay. Bằng cách của mình, nhà trường đã vận động giáo viên và học sinh cho thư viện mượn tạm thời để giúp nhiều người có cơ hội đọc những cuốn sách hay mà họ chưa được đọc. Cán bộ thư viện tiến hành làm thư mục giới thiệu những cuốn sách đó và mượn hộ bạn đọc theo yêu cầu. Bằng cách này, thư viện đã có một số sách đáng kể. Sau một thời gian tuyên truyền, vận động và được sự ủng hộ to lớn của giáo viên và học sinh và phụ huynh học sinh, việc quyên góp sách ủng hộ thư viện đã thu được kết quả không nhỏ.

Hiện nay thư viện đã có hơn rất nhiều sách và truyện tranh các loại. Nhà trường

 đã huy động đóng góp của cha mẹ học sinh và cộng đồng; giáo viên các lớp huy động sách, truyện, tư liệu đọc phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Như vậy nguồn sách được bổ sung thường xuyên đáp ứng nhu cầu mượn về nhà và đọc sách tại chỗ của HS

         1.4. Bố trí góc đọc tại lớp

Với nhiều điểm sáng bởi cách làm sáng tạo, mô hình "Góc thư viện lớp học”hiện nay đã trở thành điển hình trong phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo. Với mô hình này, học sinh trong trường đã hình thành được thói quen đọc sách. “Góc thư viện lớp học” là một trong các tiêu chuẩn mà nhà trường quy định trong phong trào trang trí lớp học xanh– sạch– đẹp. Theo tiêu chuẩn nhà trường đề ra, mỗi lớp học phải có một “Góc thư viện”, có thể là một kệ sách hay một tủ sách đơn giản do chính HS thiết kế và thực hiện.

Ở góc thư viện trưng bày các loại sách bổ ích do học sinh mang từ nhà đến, sách hay các em mượn được từ thư viện trường hoặc sách mua từ quỹ của lớp do học sinh đóng góp. Mỗi lớp học của trường đều có “Góc thư viện” để phục vụ cho tập thể lớp. Hình thức “Góc thư viện” được thầy trò trường thiết kế, thực hiện khá phong phú, hấp dẫn. Các lớp còn phối hợp kệ sách chung với kệ trưng bày những chậu kiểng nhỏ hoặc những sản phẩm do chính các em học sinh tự làm như tranh vẽ, đồ lưu niệm, hoa giấy…

Do đó, ý tưởng xây dựng “Góc thư viện lớp học” của nhà trường hướng đến mục tiêu đưa sách đến gần các em hơn và khơi dậy niềm đam mê đọc sách nơi các em. Điểm khác biệt của “Góc thư viện lớp học” là các em có ngay thư viện trong lớp học của mình, dễ dàng, thuận lợi cho việc đọc sách giải trí hoặc sử dụng sách để học khi cần như: Từ điển tiếng Anh, tiếng Việt, các tác phẩm văn học…. Ngoài ra, phần lớn nguồn sách sẽ do các em mang từ nhà đến để trao đổi, chia sẻ với nhau.

         1.5. Chỉ đạo hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu đổi mới

         Thư viện nhà trường phải đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, với công việc giảng dạy của giáo viên và tâm lý lứa tuổi học sinh. Thư viện cần phục vụ tốt các hoạt động ngoại khóa và tổ chức những hoạt động phù hợp với điều kiện của nhà trường như: giới thiệu sách, điểm sách, thông báo sách mới nhập, triển lãm trưng bày sách mới, tranh ảnh…, phối hợp với các bộ phận liên quan để tổ chức thi kể chuyện theo sách, thi nghiệp vụ thư viện, vận động học sinh làm theo sách dưới sự chỉ đạo của nhà trường và các cấp quản lý giáo dục.

         Cán bộ thư viện cần sưu tầm những sách báo cần thiết của Đảng, nhà nước và của ngành để giới thiệu cho cán bộ giáo viên và học sinh nghiên cứu, bổ sung kiến thức nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Khi sách mới về cán bộ thư viện cần xử lý nghiệp vụ xong và giới thiệu ngay để giáo viên và học sinhh được biết, giới thiệu sách theo chuyên đề, theo chủ điểm. Cán bộ thư viện kết hợp với giáo viên hướng dẫn cho học sinh sử dụng sách đúng cách, để tránh tình trạng phải mang nhiều sách mà không có tác dụng.

          Cho mượn sách giáo khoa theo đúng chế độ chính sách hiện hành của nhà nước, của ngành, của địa phương và phù hợp với khả năng và nhu cầu của học sinh. Với hình thức cho mượn về lớp đọc hoặc phát về tổ cho học sinh đọc, công tác bạn đọc cũng được nhân rộng ra rất nhiều bởi vì các em không có thời gian lên thư viện.

Phối hợp với các đơn vị khác ngoài nhà trường để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường.

Có kế hoạch quyên góp sách vào đầu năm và cuối mỗi học kỳ. Để công tác xã hội hóa đạt kết quả cao, nhân viên thư viện cần phải biết kết hợp với ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh, thậm chí cả các thư viện bạn…

Xây dựng lịch công tác hàng tuần, hàng tháng, và thời gian biểu phục vụ cho

 mượn sách theo từng đối tượng khác nhau. Các buổi còn lại thì cán bộ thư viện sẽ làm

 nghiệp vụ của mình.

Vào mỗi cuối năm học các bộ thư viện phải kiểm kê sách để thanh lọc sách cũ và có kế hoạch bổ sung sách mới cho kịp thời, đáp ứng được yêu cầu cho năm học mới trình ban giám hiệu.

Tổ chức giới thiệu sách: Đây là khâu rất quan trọng nhằm thu hút giáo viên và

 học sinh có ham muốn đọc sách, có ý thức tự nghiên cứ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời giúp học sinh rèn luyện phương pháp học tập, thích ứng nhanh chóng với các hình thức tuyên truyền để thu hút bạn đọc. Làm tốt công tác này thư viện mới có thể phát huy vai trò của mình, phục vụ cho việc dạy và học ngày càng tốt hơn.

          Trong điều kiện hiện nay, nhân viên thư viện tiến hành định kỳ mỗi tháng một lần tổ chức giới thiệu những cuốn sách hay, sách mới. Trong buổi giới thiệu này, nhân viên thư viện cần lựa chọn những cuốn sách hay theo từng chuyên đề giới thiệu với nhiều hình thức phong phú như: triển lãm sách, tổ chức kho mở ngoài trời, sinh hoạt truyền thống… nhân viên thư viện cần thông báo kịp thời những thông tin mới, cần thiết nhất về sách, báo và tài liệu.

Thành lập đội hỗ trợ thư viện. Đội hỗ trợ thư viện gồm khoảng 6 đội, mỗi đội có 6 em học sinh lớp 4, 5. Đội hỗ trợ thư viện được giao nhiệm vụ giúp nhân viên thư viện ghi phiếu cho các bạn mượn, trả sách, thu hồi sách và xếp lên kệ.v.v… Thời gian hoạt động của Đội là trước giờ vào lớp, giờ ra chơi và sau giờ học. Nhờ có đội hỗ trợ thư viện mà công việc của nhân viên thư viện đỡ vất vả hơn. Vì thế mà việc điều hành các hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn.

2. Tính mới, tính sáng tạo

- Xây dựng “ Thư viện thân thiện” là một việc làm thiết thực duy trì dòng chảy của văn hóa đọc.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động thư viện, đặc biệt là phát triển thư viện số: Thiết lập, hướng dẫn, khai thác sử dụng thư viện số. Huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.

“Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện nhằm phát triển văn hóa đọc ở trường Tiểu học” đã được nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, ở điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường sẽ có những giải pháp khác nhau. Các giải pháp đưa ra trong sáng kiến này được cụ thể hóa và áp dụng tại nhà trường đã góp phần nâng cao chất lượng đọc thư viện, nâng cao chất lượng giáo dục.

3. Khả năng áp dụng, nhân rộng

Từ những kết quả đạt được cho thấy sáng kiến: “Quản lí chỉ đạo nâng cao chất

 lượng hoạt động thư viện nhằm phát triển văn hóa đọc ở trường Tiểu học” có khả năng áp dụng trong công tác quản lý ở tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn huyện và thành phố.

4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp

Từ khi áp dụng sáng kiến trên hiệu quả công tác quản lý và tổ chức hoạt động thư viện của nhà trường trong năm học gần đây được nâng cao rõ rệt, tỉ lệ bạn đọc đến thư viện ngày càng cao, công tác nghiệp vụ thư viện được thuận lợi rất nhiều.

Áp dụng các giải pháp kể trên tại nhà trường trong những năm qua đã thu được những kết quả nhất định: Xây dựng và phát triển được thói quen, hứng thú đọc sách, kích thích nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong học sinh. Giúp học sinh tăng khả năng ghi nhớ cũng như làm quen với các kỹ thuật đọc. Với những câu hỏi phỏng đoán các tình huống xảy ra trong câu chuyện một cách nhẹ nhàng – hình thành cảm nghĩ riêng của bản thân học sinh, tạo dựng được tính chủ động và quan trọng nhất là đẩy mạnh “văn hóa đọc” trong nhà trường.

Thư viện thân thiện của nhà trường hiện nay thực sự là một địa điểm bổ
ích và thân thiện đã thu hút tất cả học sinh nhà trường đến đọc sách, tra cứu cũng
như thể hiện năng khiếu, chơi các trò chơi trí tuệ... Từ những trang sách, cuốn truyện, học sinh học tập được rất nhiều điều bổ ích: từ các kiến thức về tự nhiên, về xã hội, về thế giới quanh ta, hướng con người tới những điều tốt đẹp, thiện lương. Đặc biệt các em học sinh vào thư viện đọc sách nhiều sẽ rèn cho các em kỹ năng đọc và hiểu tiếng Việt, cảm thụ các bài văn hay, các nội dung câu truyện bổ ích hình thành nhân cách và phẩm chất cũng như giúp các em có kết quả học tập tốt hơn. Vì thế mà chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một nâng cao./.

  
Tin khác
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới